Biên tập bởi Lê Minh Cập nhật ngày 21/12/2024, lúc 16:37 994.679 lượt xem
Nồi cơm điện là thiết bị điện gia dụng hiện đại, giúp chị em nội trợ rút ngắn thời gian nấu nướng. Và “Công suất nồi cơm điện bao nhiêu? Sử dụng nồi cơm điện có tốn điện không?” chắc hẳn là những câu hỏi được khá nhiều người quan tâm. Hôm nay, hãy cùng Mẹo vào bếp tìm hiểu nhé!Xem nhanh
1. Công suất nồi cơm điện bao nhiêu?• Công suất của các loại nồi• Mức độ tiêu thụ của các loại nồi2. Sử dụng nồi cơm điện có tốn điện không?3. Cách sử dụng nồi cơm điện giúp tiết kiệm điện năng
1Công suất nồi cơm điện bao nhiêu?
Công suất là thông số cơ bản được nhà sản xuất ghi rõ trên phần thông tin của thiết bị gia dụng điện. Bất kỳ sản phẩm nào sử dụng điện cũng đều có công suất, từ lò vi sóng, lò nướng đến nồi chiên không dầu, máy xay đa năng,…
Công suất cho biết thiết bị điện sẽ tiêu thụ bao nhiêu điện năng trong vòng một tháng. Nhờ đó, người dùng có thể lựa chọn sản phẩm phù hợp với khả năng chi tiêu để mua.

Nồi cơm điện tử Electrolux 1.8 lít E7RC1-650K có công suất được ghi rõ trên phần thông tin
Công suất của các loại nồi
Nếu muốn biết chính xác công suất của mỗi loại nồi cơm điện, bạn có thể kiểm tra trên phần vỏ hộp, sách hướng dẫn sử dụng hoặc hoặc nhãn dán trên thân nồi,… Mỗi loại nồi sẽ có mức công suất hoạt động khác nhau:

Nồi cơm cao tần Beko 1.8 lít RCI 80143B được trang bị công suất hoạt động 700W
Mức độ tiêu thụ của các loại nồi
- Đối với các loại nồi cơm điện thông thường (nắp rời, nắp gài, lòng niêu, tách đường):
Cơ chế hoạt động của các loại này là sẽ hoạt động ở mức công suất cao nhất đối với chế độ làm chín gạo. Sau khi gạo đã chín và không còn nước bên trong lòng, nồi sẽ tự động bật qua chế độ hâm nóng và làm chín cơm bằng hơi. Lúc này, mức công suất tiêu thụ được giảm xuống, rơi vào khoảng 40 – 150W.

Nồi cơm nắp gài Cuckoo 1.08 lít CR-0671 hoạt động ở mức công suất 500W để làm chín gạo
- Đối với các loại nồi cao tần, áp suất:
Khác với các loại nồi thông thường, nồi cơm điện cao tần và nồi áp suất sẽ làm nóng nước rồi mới ngâm gạo trong nước ấm nhằm giúp gạo trở nên no nước.
Sau khi đã ngâm gạo trong một khoảng thời gian nhất định, nồi sẽ đẩy công suất lên mức cao nhất để nấu chín trong vài phút đồng hồ. Với cách làm này, gạo sẽ không quá nở so với bình thường. Sau khi gạo chín, nồi sẽ tự động chuyển qua chế độ hâm nóng như các loại thông thường.

Nồi cơm cao tần Toshiba 1.8 lít RC-18IX1PV hoạt động ở mức công suất 1300W để làm chín gạo
2Sử dụng nồi cơm điện có tốn điện không?
Để biết sử dụng nồi cơm điện có hao điện không, bạn có thể áp dụng công thức tính như sau:
Điện năng tiêu thụ= Công suất x Thời gian nồi hoạt động
Ví dụ, bạn có nồi cơm điện với công suất được trang bị là 700W và dung tích nồi là 1.8 lít. Để nấu chín cơm, nồi cần trung bình 30 phút hoạt động, sử dụng công suất 700W và 15 phút với công suất 70W để hâm nóng cơm.
Dựa vào công thức, chúng ta áp dụng trong 2 giai đoạn: Ở giai đoạn nấu, điện năng tiêu thụ là 700 x 0.5 = 350W; ở giai đoạn hâm nóng, điện năng tiêu thụ là 70 x 0.25 = 17.5W. Như vậy, tổng điện năng tiêu thụ ở cả 2 giai đoạn là 350 + 17.5 = 367.5W.
Quy đổi 367.5W = 0.367 số điện. Trung bình một tháng có 30 ngày và nếu một ngày bạn nấu cơm 2 lần, thì mỗi tháng sẽ tiêu thụ mức điện năng là 0.367 x 2 x 30 = 22 số điện.
Hiện nay, trung bình giá điện rơi vào khoảng 2500 đồng/ số. Vậy, bạn sẽ tốn 22 x 2500 = 55,000 đồng. Qua đây, bạn có thể thấy rằng, mỗi tháng nồi cơm điện tiêu thụ rất ít điện năng nên sẽ không hao quá nhiều tiền điện của bạn. Riêng nồi cơm điện cao tần, nó sẽ hoạt động liên tục để giữ ấm cơm nhưng vẫn không tốn nhiều điện hơn mức đáng kể.
3Cách sử dụng nồi cơm điện giúp tiết kiệm điện năng
Để tiết kiệm tối đa điện năng tiêu thụ, bạn nên làm những điều sau đây:
- Chọn mua nồi cơm điện có dung tích, công suất phù hợp với gia đình: Tùy vào nhu cầu nấu và số thành viên trong gia đình mà bạn nên cân nhắc chọn loại nồi có dung tích cũng như công suất phù hợp để tiết kiệm điện và giữ nồi bền lâu. Nồi có dung tích và công suất càng nhỏ thì điện năng tiêu thụ càng thấp.
- Không nấu cơm trước giờ ăn quá lâu: Sau khi cơm chín, nồi sẽ chuyển sang chế độ giữ ấm, sử dụng với nhiệt lượng thấp nhưng nồi vẫn đang tiêu tốn điện năng. Thời gian giữ ấm càng lâu thì sẽ càng hao điện. Hơn nữa, trong khi nấu bạn không nên mở nắp nồi nhiều lần để tránh cơm bị hỏng.
- Thường xuyên vệ sinh các bộ phận của nồi cơm điện: Để tiết kiệm điện và kéo dài tuổi thọ của nồi, bạn cần vệ sinh bên trong thân nồi, mâm nhiệt xung quanh và đáy nồi. Bởi vì khi lòng nồi, thân nồi và mâm nhiệt bị bẩn, thì điện năng hao phí để nấu chín cơm càng cao.
- Ngâm gạo trước khi nấu với nước nóng hoặc ấm: Ngâm gạo trước khi nấu không chỉ giúp cơm nở đều, chín mềm, thơm ngon mà còn giúp tiết kiệm đến 30% điện năng tiêu thụ.
